Tài xế xe khách Thành Bưởi bị tước bằng lái vẫn chạy, xử lý sao?
Sắc lệnh nói trên, do Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Lucas Bersamin ký vào đầu tuần, đã loại phó tổng thống và tất cả các cựu tổng thống ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). NSC tư vấn cho tổng thống về các chính sách ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Ông Bersamin cho hay động thái mới "nhằm tổ chức lại và tinh giản" thành viên của NSC, hiện bao gồm các quan chức lập pháp, quốc phòng, đối ngoại và thành viên nội các quan trọng."Hiện tại, phó tổng thống không liên quan đến trách nhiệm của tư cách thành viên trong NSC", ông Bersamin nói với các phóng viên, cho biết thêm tổng thống được tự do bổ sung các thành viên hoặc cố vấn khác khi cần thiết.Hiện bà Sara Duterte chưa bình luận. Sắc lệnh trên được đưa ra trong bối cảnh bà Sara Duterte đang đối mặt với cuộc điều tra về cáo buộc đe dọa giết Tổng thống Marcos và gia đình ông, theo AFP.Trong cuộc họp báo trực tuyến vào cuối tháng 11.2024, bà Sara Duterte, con gái của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nói đã sai người giết ông Marcos nếu bà bị ám sát. Sau đó, bà nói rằng phát ngôn đó đã bị hiểu sai.Bà Sara Duterte trở thành phó tổng thống vào năm 2022 trong một liên minh với ông Marcos. Tuy nhiên, liên minh này đã tan rã trong những tháng gần đây, khi hai bên cáo buộc lẫn nhau nghiện ma túy và có những lời lẽ cực đoan trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Philippines, dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025.Cùng 2 con chiến đấu ung thư, người mẹ quyết không gục ngã, luôn tin phép màu
Trước khi ra mắt, Chuyện tình Chunhwa (Chunhwa Love Story hay còn gọi The Scandal of Chun Hwa) nhận được nhiều sự quan tâm bởi gắn mác 19+. Tuy nhiên, đến khi chính thức phát sóng vào hôm 6.2 trên Tving (Hàn Quốc), phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc này gây bất ngờ bởi các cảnh giường chiếu được trình bày một cách độc đáo.Cụ thể, trong hai tập phim đầu tiên, khi các cặp đôi hôn nhau say đắm và sắp đến giai đoạn ân ái, màn hình đột ngột chuyển sang minh họa chuyện "động phòng" bằng tranh vẽ. Phần lớn những khoảnh khắc "giường chiếu" ở tập 1 và 2 Chuyện tình Chunhwa đều được thể hiện bằng cách này và kết thúc ngắn gọn.Điều này giúp mức độ hở hang của dàn nhân vật trong cảnh 19+ Chunhwa Love Story được giảm xuống mức tối thiểu. Cánh đàn ông cởi trần hoặc chỉ lộ lưng, song, duy nhất một diễn viên đóng vai kỹ nữ lộ cả ngực trong một cảnh phim dài khoảng 2 - 3 phút. Theo Ten Asia (Hàn Quốc), không ít khán giả mong đợi loạt tình tiết đầy "kích thích" ở Chuyện tình Chunhwa có phần thất vọng sau khi thưởng thức 2 tập phim. Còn đối với bộ phận người xem muốn một bộ phim truyền hình cổ trang lãng mạn có nhiều cảnh tình tứ thì lại khá hài lòng với tác phẩm, đồng thời đánh giá cao sự sáng tạo này của ê kíp phim. Chuyện tình Chunhwa là một bộ phim cổ trang tình cảm xoay quanh nàng công chúa Hwa Ri (Go Ara đóng). Cô vướng vào tình tay ba với Choi Hwan (Jang Ryul) và Lee Jang Won (Kang Chan Hee). Tác phẩm do Lee Gwang Young làm đạo diễn, Seo Eun Jung viết kịch bản. Chuyện tình Chunhwa là sê ri cổ trang 19+ tiếp theo của Tving, sau Hoàng hậu Woo (Empress Woo) và Nguyên Kính vương hậu (The Queen Who Crowns). Tuy nhiên, khác với bầu không khí căng thẳng và u tối trong hai phim trước, Chuyện tình Chunhwa theo tông điệu yêu đương nhẹ nhàng, có yếu tố hài hước duyên dáng.Đáng chú ý, Chuyện tình Chunhwa đánh dấu sự tái xuất của Go Ara trên màn ảnh nhỏ Hàn Quốc sau 5 năm, kể từ Giai điệu lãng mạn (Do Do Sol Sol La La Sol). Ten Asia nhận định người đẹp diễn xuất còn chưa thuyết phục, đọc thoại còn dáng vẻ hiện đại dù đang đóng phim cổ trang. Đặc biệt, Go Ara có cảnh hôn nồng cháy với Jang Ryul trong tập 2. Khán giả kỳ vọng cô có màn thể hiện ấn tượng hơn trong những tập tiếp theo. Bên cạnh đó, Chunhwa Love Story dài 10 tập, nên không ít dân mạng cũng mong chờ sẽ có cảnh phim 19+ táo bạo hơn ở 8 tập còn lại. Chuyện tình Chunhwa quy tụ dàn sao Hàn gồm Go Ara, Jang Ryul, Kang Chan Hee, Han Seung Yeon, Kim Taek, Im Hwa Young… Đứa con tinh thần của đạo diễn Lee Gwang Young phát sóng tối thứ năm hằng tuần.
Đà Nẵng: Khởi tranh giải bóng đá của cán bộ gây quỹ từ thiện
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Bất chấp sức mua giai đoạn đầu năm đang có dấu hiệu sụt giảm... xe bán tải vẫn được người Việt ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, phân khúc này ngày càng ít lựa chọn khi Mazda BT-50 là cái tên mới nhất rời cuộc đua và chưa được phân phối trở lại từ năm 2025.Bước sang năm 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn lại góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 1.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.584 xe, giảm 807 xe tương đương 33,8% so với tháng 12.2024. Số liệu này không bao gồm doanh số bán của mẫu Nissan Navara khi không được hãng xe Nhật Bản cùng đối tác liên doanh tại Việt Nam công bố.Mức sụt giảm này xuất phát từ bước chững lại của thị trường khi sức mua giảm, thời gian bán hàng bị rút ngắn do kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy nhiên, với gần 1.600 xe bán ra, xe bán tải vẫn là một trong những phân khúc có lượng tiêu thụ tương đối tại Việt Nam, đồng thời tăng 269 xe tương đương 17% so với. Thậm chí, tổng lượng xe bán tải còn cao hơn doanh số của phân khúc sedan hạng C, sedan hạng D tại Việt Nam trong tháng 1.2025.Tương tự những năm trước, Ford Ranger dù sụt giảm doanh số nhưng vẫn có khởi đầu ấn tượng nhất phân khúc xe bán tải trong năm 2025 với 1.115 xe bán ra. Sức hút từ thương hiệu, kiểu dáng, trang bị… cùng nguồn cung dồi dào được xem là những yếu tố giúp Ford Ranger tạo ra sự áp đảo về doanh số so với các đối thủ cùng phân khúc. Đây cũng là đại diện duy nhất của phân khúc xe bán tải góp mặt trong Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 1.2025.Mitsubishi Triton xếp thứ 2 nhưng vẫn bị Ford Ranger bỏ xa về mặt doanh số, cách biệt giữa hai mẫu xe này lên tới gần 1.000 xe. Đáng chú ý, Toyota Hilux đang dần lấy lại vị thế, sau những bước tăng trưởng liên tiếp trong năm 2024, bước sang năm 2025 mẫu xe này khởi đầu với 166 xe bán ra trong tháng đầu tiên, giảm 209 xe so với tháng 12.2024 nhưng vẫn xếp vị trí thứ 3 trong cuộc đua doanh số. Isuzu D-Max sau nhiều nỗ lực thay đổi đã khởi đầu năm 2025 với 57 xe bán ra, thoát khỏi nhóm ô tô bán ít nhất thị trường. Bước sang năm 2025, phân khúc xe bán tải được dự báo sẽ sôi động hơn khi sức mua đang trên đà hồi phục. Đặc biệt, một số thương hiệu ô tô Trung Quốc cũng đang nhắm đến phân khúc này bằng các dòng xe bán tải điện.
Đột ngột bị chuyển công việc khác hợp đồng, đúng luật không?
Quy chế mới quy định: "Tuyển sinh THCS được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển do Sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể, bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Đối với trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THCS thuộc đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lý hướng dẫn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở".Theo Bộ GD-ĐT, sẽ chỉ còn phương thức duy nhất là xét tuyển vào lớp 6 THCS, điều này áp dụng cho cả trường công lập và tư thục. Trước đó, năm 2015, Bộ GD-ĐT quy định "cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức". Sau 3 năm thực hiện, nhiều bất cập nảy sinh. Đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội có các trường chất lượng cao, hệ THCS trong trường chuyên… không tuyển sinh theo tuyến mà chọn lọc đầu vào nên phải sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng nhận giải các cuộc thi ở cấp tiểu học, xét học bạ "toàn 10".Điều này dẫn tới những tiêu cực, bất công bằng trong xét tuyển, thậm chí phải "chạy" học bạ đẹp, học sinh tốn kém tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để có chứng nhận đoạt giải…Năm 2018, sau 3 năm thực hiện việc xét tuyển như trên, Bộ GD-ĐT sửa quy chế, cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường "đặc thù".Ngoài quy định "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sửa Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT bổ sung như sau: "Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục - đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".Năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các địa phương như Hà Nội, TP.HCM dừng tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên vì luật Giáo dục không cho phép tồn tại trường THCS chuyên. Thông tư quy định về hoạt động của trường chuyên cũng nêu rõ bỏ hệ không chuyên trong trường chuyên. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) và khối THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã phải dừng tuyển sinh từ năm 2024. Đây cũng là những trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 rất căng thẳng với mức độ cạnh tranh gay gắt.Dù vậy, tại Hà Nội vẫn còn khá nhiều trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 bằng hình thức thi tuyển, kiểm tra như: THCS Nguyễn Tất Thành, THCS Ngoại ngữ, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, THCS Lê Lợi,...Bên cạnh đó, hàng loạt trường THCS tư thục ở Hà Nội lâu nay đều tổ chức thi để tuyển sinh vào lớp 6 do không tuyển sinh theo tuyến, số lượng dự tuyển lớn hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh…Tại TP.HCM, cũng có nhiều trường đang áp dụng hình thức thi tuyển vào lớp 6, bao gồm cả trường công lập và tư thục.Bộ GD-ĐT cho rằng, quy chế thay đổi theo hướng không gây áp lực tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội. Có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng. Ngoài ra, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ; phù hợp với xu thế đổi mới.Vì vậy, Bộ GD-ĐT mong các sở GD-ĐT sớm có hướng dẫn tiêu chí xét tuyển theo hướng thúc đẩy phát triển giáo dục toàn diện chứ không chỉ dựa vào kết quả học tập ở cấp tiểu học để tuyển sinh lớp 6.